Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
128709

LẼ HỘI NGHÈ THÔN VÂN LƯƠNG XÃ THÀNH TIẾN

Ngày 25/03/2024 10:28:04

Trích lheo lịch sử Đảng bộ xã Thành Tiến :

"Làng Vân Sơn là một làng cổ có cách ngày nay khoảng 500 năm. Làng đã từng có các tên là: Vân Tiên, Vân Long (gọi tắt là làng Vân). Thời kỳ Pháp thuộc làng có tên gọi là Vân Lung (chữ lung chính là chữ long do biến âm, viết khác nét chữ).

Làng Vân Lung thuở xưa có một số hộ mang dòng họ Bùi, dân tộc Mường từ làng Thọ Lưu di chuyển đến và họ Nguyễn, dân tộc Mường nơi khác chuyển cư về. Ban đầu làng Vân Lung chỉ có hai dòng họ Bùi và Nguyễn là chủ yếu. Trải qua nhiều thế kỷ, cùng sự chuyển hóa tự nhiên và xã hội, số dân cư tại chỗ sinh sôi nảy nở thêm, cùng một số người nơi khác đến đã hình thành trại, ấp. Năm 1428-1433, đầu triều hậu Lê, làng có thêm một số dân từ các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn lên. Dân số làng Vân Lung lúc này có khoảng hai ba chục gia đình với số nhân khẩu hơn trăm người.

Lịch sử phát triển làng Vân Sơn gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Thái tể Hoàng Đình Ái. Ngoài việc phong chức, phong tước, nhà vua còn cấp cho ông 200 mẫu ruộng. Ông đã tìm đến mảnh đất đẹp nhất, địa linh ở làng Vân Tiên để lập ấp và xây dựng quê hương thứ hai. Vùng đất này dựa lưng vào 5 quả đồi: từ Đồi Than, Đồi Lư, Đồi Nghè, Đồi Chùa và Đồi Bô (Đồi Bô thuộc xã Thành Long hiện nay), 5 ngọn ngũ sơn này về phía đông bắc, trước mặt là đồng ruộng bát ngát, phì nhiêu, màu mỡ. Rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý, năm 1970 thành đồi trọc, các cụ trong làng trồng thành đồi xoan, luồng.

Địa danh điền thổ của làng Vân Sơn ngày xa xưa rất rộng: phía đông của làng là đất Bái Hoàng (nay là trường cấp 1, cấp 2 xã Thành Long), chạy về phía nam dọc Nam Sào (nay là đơn vị T974) đóng quân, chạy về Đồi Mẻo, ôm lấy Đồi Dâu (nay là làng Thanh Lương) giáp với chân Đồi Còng, chuyển về phía tây qua đập Đồng Mí, đập Ông Huấn, ôm vòng Bái Mát, giáp Bái Trời, lên đập Cô Động, chạy lên phía Bắc Cửa Khâu, dọc núi (hiện nay là làng An Tiến ở), chạy lên đỉnh Đồi Than, Chạy về Đồi Chùa, ôm lấy Đồi Con, Đồi Nghè. Từ Đồi Nghè lên đỉnh đồi Từ Bộ (hiện nay có cây cột điện cao thế) rồi chạy xuống điểm khởi đầu là Bái Hàng. Tổng diện tích vùng này có khoảng 1400 mẫu, bao gồm cả ruộng thuộc và ruộng do ông Hoàng Đình Ái động viên dân làng khai khẩn mới.

Đặc biệt là phía trước hướng về phía tây nam, hai quả đồi là Đồi Nghè và Đồi Chùa, có Lò Rồng-Vòi Rồng. Vòi Rồng có mạch nước phun quanh năm. Những năm đại hạn, Lò Rồng đã cung cấp nước cho làng Vân Long cấy được một số diện tích lúa. Đến bây giờ vẫn là “thủy lưu bất kiệt”. Trời đất đã ban tặng cho làng Vân Long cái vòi nước Lò Rồng thật quý giá ngàn đời. Vòi Rồng là cơ sở cho ông Hoàng Đình Ái đổi tên từ làng Vân Tiên sang làng Vân Long (vì rồng là long). Cái tên Vân Long rất hay (mây và rồng). Khi đã tìm được mảnh đất lý tưởng về địa hình, địa thế, đồi núi, ruộng đồng, khe suối, Hoàng Đình Ái đã đưa về đây một số con cháu và dân làng từ các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Hùng (huyện Vĩnh Lộc) lên để định cư và lập nghiệp. Trong số dân đó chủ yếu là 4 dòng họ: họ Ngô, họ Đỗ, Họ Hoàng, họ Phạm. Một số họ khác từ Hà Trung, Vĩnh Lộc, yên Định cùng đến đây sinh sống.

Sau khi đã thành lập làng Vân Long, cư dân ổn định, đồi, ruộng được sắp xếp xong, Hoàng Đình Ái cử ông Phạm Hoành thay ông cai quản trông coi vùng Vân Long. Hoàng Đình Ái trở về Thăng Long để tiếp tục công việc triều đình và tĩnh dưỡng tuổi già vào những năm tháng cuối đời. Vì vậy, các cụ truyền lại, ngoài tên tuổi Hoàng Đình Ái còn có ông Phạm Hoành cũng là người có công với làng Vân Long.

Theo gia phả họ Hoàng ở làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, lúc còn sống ở Thăng Long, Hoàng Đình Ái đã di chúc lại cho con cháu là khi ông chết thì hãy đem thi hài về Thanh Hóa để mai táng. Ngày 15 tháng chạp năm Đinh Mùi (1607), ông mất tại thành Thăng Long, thọ 81 tuổi. Thực hiện lời căn dặn của ông, triều đình để tang ông 5 ngày, cấp 1000 quan tiền cùng hiện vật để làm tang lễ. Con cháu ông đã xin nhà vua đem thi hài ông từ Thăng Long về Vân Long, Thạch Thành để chon cất. (Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư). Dân 10 xã ở 3 huyện: Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thạch Thành được triều đình phân công phụng thờ và cử người trông coi, bảo vệ phần mộ. Theo các vị bô lão làng Vân Long truyền lại thì mộ Hoàng Đình Ái để đình làng Vân Long theo cách “Thượng sàn hạ mộ”, tức là mộ nằm dưới, làm nhà lên trên. Hiện nay làng Vân Long còn 2 họ: họ Hoàng và họ Phạm, vốn là lính canh giữ phần mộ Hoàng Đình Ái trước đây (tiếc là thần tích và sắc phong đã bị thất lạc).

Làng Vân Sơn là vùng đất tốt để cho chim đậu, đồng thời cũng là vùng đất lý tưởng để cho nhiều người muôn nơi về đây tụ hội. Thành hoàng Hoàng Đình Ái cùng tổ tiên ông bà, cha mẹ đã ban cho con cháu nhiều người thành đạt. Tính đến năm 2010, làng Vân Sơn có 50 người được Nhà nước tặng huân, huy chương chống Pháp và chống Mỹ, hơn 20 người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, 8 người có trình độ đại học và trên đại học, 1 người có bằng tiến sỹ. Trong làng có các cụ đã tham gia công tác là Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy xã như: Trịnh Đình Khoan, Nguyễn Thiện Gián, Hoàng Văn Sứng"

Để tưởng nhớ vị thấn Hoàng Đình Ái, vào sáng ngày 12-2 âm lịch dân trong làng đã tổ chức dâng hương và đọc sớ tế thần, cầu may, cầu phúc cho mọi người, cầu cho mùa màng tươi tốt, quốc thái, dân an.
16da6261bb3714694d26.jpg

90ae9e104746e818b157.jpg

43afae19774fd811815e.jpg

503eac9775c1da9f83d0.jpg

18598af2b6a419fa40b5.jpg

4b689cc0a0960fc85687.jpg

3ab99609aa5f05015c4e.jpg


a86f98d0a4860bd85297.jpg

d3f3184324158b4bd204.jpg

ce3cda8be6dd498310cc.jpg
Tin: VH

LẼ HỘI NGHÈ THÔN VÂN LƯƠNG XÃ THÀNH TIẾN

Đăng lúc: 25/03/2024 10:28:04 (GMT+7)

Trích lheo lịch sử Đảng bộ xã Thành Tiến :

"Làng Vân Sơn là một làng cổ có cách ngày nay khoảng 500 năm. Làng đã từng có các tên là: Vân Tiên, Vân Long (gọi tắt là làng Vân). Thời kỳ Pháp thuộc làng có tên gọi là Vân Lung (chữ lung chính là chữ long do biến âm, viết khác nét chữ).

Làng Vân Lung thuở xưa có một số hộ mang dòng họ Bùi, dân tộc Mường từ làng Thọ Lưu di chuyển đến và họ Nguyễn, dân tộc Mường nơi khác chuyển cư về. Ban đầu làng Vân Lung chỉ có hai dòng họ Bùi và Nguyễn là chủ yếu. Trải qua nhiều thế kỷ, cùng sự chuyển hóa tự nhiên và xã hội, số dân cư tại chỗ sinh sôi nảy nở thêm, cùng một số người nơi khác đến đã hình thành trại, ấp. Năm 1428-1433, đầu triều hậu Lê, làng có thêm một số dân từ các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn lên. Dân số làng Vân Lung lúc này có khoảng hai ba chục gia đình với số nhân khẩu hơn trăm người.

Lịch sử phát triển làng Vân Sơn gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Thái tể Hoàng Đình Ái. Ngoài việc phong chức, phong tước, nhà vua còn cấp cho ông 200 mẫu ruộng. Ông đã tìm đến mảnh đất đẹp nhất, địa linh ở làng Vân Tiên để lập ấp và xây dựng quê hương thứ hai. Vùng đất này dựa lưng vào 5 quả đồi: từ Đồi Than, Đồi Lư, Đồi Nghè, Đồi Chùa và Đồi Bô (Đồi Bô thuộc xã Thành Long hiện nay), 5 ngọn ngũ sơn này về phía đông bắc, trước mặt là đồng ruộng bát ngát, phì nhiêu, màu mỡ. Rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý, năm 1970 thành đồi trọc, các cụ trong làng trồng thành đồi xoan, luồng.

Địa danh điền thổ của làng Vân Sơn ngày xa xưa rất rộng: phía đông của làng là đất Bái Hoàng (nay là trường cấp 1, cấp 2 xã Thành Long), chạy về phía nam dọc Nam Sào (nay là đơn vị T974) đóng quân, chạy về Đồi Mẻo, ôm lấy Đồi Dâu (nay là làng Thanh Lương) giáp với chân Đồi Còng, chuyển về phía tây qua đập Đồng Mí, đập Ông Huấn, ôm vòng Bái Mát, giáp Bái Trời, lên đập Cô Động, chạy lên phía Bắc Cửa Khâu, dọc núi (hiện nay là làng An Tiến ở), chạy lên đỉnh Đồi Than, Chạy về Đồi Chùa, ôm lấy Đồi Con, Đồi Nghè. Từ Đồi Nghè lên đỉnh đồi Từ Bộ (hiện nay có cây cột điện cao thế) rồi chạy xuống điểm khởi đầu là Bái Hàng. Tổng diện tích vùng này có khoảng 1400 mẫu, bao gồm cả ruộng thuộc và ruộng do ông Hoàng Đình Ái động viên dân làng khai khẩn mới.

Đặc biệt là phía trước hướng về phía tây nam, hai quả đồi là Đồi Nghè và Đồi Chùa, có Lò Rồng-Vòi Rồng. Vòi Rồng có mạch nước phun quanh năm. Những năm đại hạn, Lò Rồng đã cung cấp nước cho làng Vân Long cấy được một số diện tích lúa. Đến bây giờ vẫn là “thủy lưu bất kiệt”. Trời đất đã ban tặng cho làng Vân Long cái vòi nước Lò Rồng thật quý giá ngàn đời. Vòi Rồng là cơ sở cho ông Hoàng Đình Ái đổi tên từ làng Vân Tiên sang làng Vân Long (vì rồng là long). Cái tên Vân Long rất hay (mây và rồng). Khi đã tìm được mảnh đất lý tưởng về địa hình, địa thế, đồi núi, ruộng đồng, khe suối, Hoàng Đình Ái đã đưa về đây một số con cháu và dân làng từ các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Hùng (huyện Vĩnh Lộc) lên để định cư và lập nghiệp. Trong số dân đó chủ yếu là 4 dòng họ: họ Ngô, họ Đỗ, Họ Hoàng, họ Phạm. Một số họ khác từ Hà Trung, Vĩnh Lộc, yên Định cùng đến đây sinh sống.

Sau khi đã thành lập làng Vân Long, cư dân ổn định, đồi, ruộng được sắp xếp xong, Hoàng Đình Ái cử ông Phạm Hoành thay ông cai quản trông coi vùng Vân Long. Hoàng Đình Ái trở về Thăng Long để tiếp tục công việc triều đình và tĩnh dưỡng tuổi già vào những năm tháng cuối đời. Vì vậy, các cụ truyền lại, ngoài tên tuổi Hoàng Đình Ái còn có ông Phạm Hoành cũng là người có công với làng Vân Long.

Theo gia phả họ Hoàng ở làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, lúc còn sống ở Thăng Long, Hoàng Đình Ái đã di chúc lại cho con cháu là khi ông chết thì hãy đem thi hài về Thanh Hóa để mai táng. Ngày 15 tháng chạp năm Đinh Mùi (1607), ông mất tại thành Thăng Long, thọ 81 tuổi. Thực hiện lời căn dặn của ông, triều đình để tang ông 5 ngày, cấp 1000 quan tiền cùng hiện vật để làm tang lễ. Con cháu ông đã xin nhà vua đem thi hài ông từ Thăng Long về Vân Long, Thạch Thành để chon cất. (Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư). Dân 10 xã ở 3 huyện: Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thạch Thành được triều đình phân công phụng thờ và cử người trông coi, bảo vệ phần mộ. Theo các vị bô lão làng Vân Long truyền lại thì mộ Hoàng Đình Ái để đình làng Vân Long theo cách “Thượng sàn hạ mộ”, tức là mộ nằm dưới, làm nhà lên trên. Hiện nay làng Vân Long còn 2 họ: họ Hoàng và họ Phạm, vốn là lính canh giữ phần mộ Hoàng Đình Ái trước đây (tiếc là thần tích và sắc phong đã bị thất lạc).

Làng Vân Sơn là vùng đất tốt để cho chim đậu, đồng thời cũng là vùng đất lý tưởng để cho nhiều người muôn nơi về đây tụ hội. Thành hoàng Hoàng Đình Ái cùng tổ tiên ông bà, cha mẹ đã ban cho con cháu nhiều người thành đạt. Tính đến năm 2010, làng Vân Sơn có 50 người được Nhà nước tặng huân, huy chương chống Pháp và chống Mỹ, hơn 20 người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, 8 người có trình độ đại học và trên đại học, 1 người có bằng tiến sỹ. Trong làng có các cụ đã tham gia công tác là Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy xã như: Trịnh Đình Khoan, Nguyễn Thiện Gián, Hoàng Văn Sứng"

Để tưởng nhớ vị thấn Hoàng Đình Ái, vào sáng ngày 12-2 âm lịch dân trong làng đã tổ chức dâng hương và đọc sớ tế thần, cầu may, cầu phúc cho mọi người, cầu cho mùa màng tươi tốt, quốc thái, dân an.
16da6261bb3714694d26.jpg

90ae9e104746e818b157.jpg

43afae19774fd811815e.jpg

503eac9775c1da9f83d0.jpg

18598af2b6a419fa40b5.jpg

4b689cc0a0960fc85687.jpg

3ab99609aa5f05015c4e.jpg


a86f98d0a4860bd85297.jpg

d3f3184324158b4bd204.jpg

ce3cda8be6dd498310cc.jpg
Tin: VH

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC