Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
128709

SÁT NHẬP THÔN

Ngày 13/01/2018 00:00:00

TRONG THÁNG 12

IMAG1024.jpg
NHÀ VĂN HÓA LÀNG THÀNH LƯƠNG


SÁT NHẬP THÔN ĐỂ TẠO RA SỨC MẠNH TỔNG HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Nguyễn Huy Tinh

Ngày 18 tháng 9 năm 2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3507/ QĐ/UBND kèm theo Đề án Sát nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh hóa với nguyên tắc: Sáp nhập thôn, tổ dân phố để làm giảm số lượng thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách; góp phần giảm chi ngân sách; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Sáp nhập thôn, tổ dân phố phải phù hợp với thực trạng, đặc điểm, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc của mỗi địa phương; đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; khuyến khích sáp nhập các thôn để thành lập thôn, tổ dân phố mới mà trước đây là làng truyền thống ở các địa phương.

Quá trình sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố phải theo đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng; điều hành của chính quyền các cấp; hướng dẫn, triển khai của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện thống nhất với kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức Chi bộ, Ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ở thôn, tổ dân phố.

Ngày 20 tháng 11 năm 2017, UBND huyện Thạch Thành đã có công văn số 1227/UBND-NV Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương trong huyện thực hiện sát nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện.

Căn cứ vào tiêu chí quy định tại thông tưSố: 04/2012/TT-BN, ngày 31 tháng 08 năm 2012của Bộ nội vụ quy định:

Việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau:

Quy mô số hộ gia đình:

Đối với thôn: Ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 100 hộ gia đình trở lên;

Đối với tổ dân phố: Ở vùng đồng bằng phải có từ 250 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 150 hộ gia đình trở lên.

Trong những năm qua, hoạt động của thôn trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả tích cực, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Cấp uỷ đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, xây dựng và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương; phòng chống và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác tổ chức, hoạt động của thôn, tổ dân phố cũng còn nhiều tồn tại, bất cập, quy mô thôn nhỏ làm phát sinh tổ chức, tạo đầu mối, tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách, gây áp lực chi ngân sách địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Chi bộ, Chi hội, Đoàn thể, khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Thành Tiến là một xã trung du của huyện Thạch Thành, có tổng diện tích đất tự nhiên:831,15 ha; tổng số hộ 969 hộ và 4111 nhân khẩu; có 35 người hoạt động không chuyên trách; gồm có 7 thôn được gắn với tên làng truyền thống là:Thành Văn (Thôn 1); Thành Thọ (Thôn 2), Thành Hùng (Thôn 3), Thọ Liêu (Thôn 4), An Tiến (Thôn 5), Vân Sơn (Thôn 6), Thành Lương (Thôn 7).

Trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị, các tên gọi của tổ chức Đảng là chi bộ 1, chi bộ 2, chi bộ 3, chi bộ 4, chi bộ 5, chi bộ 6, chi bộ 7 thuộc Đảng bộ xã Thành Tiến.

Các hoạt động quản lý điều hành của chính quyền và thực hiện thủ tục hành chính được gọi theo số thứ tự xắp xếp từ thôn 1 đến thôn 7 đã gắn với tên làng.

Trong giao lưu nhân dân Thành Tiến có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tạo ra những thuận lợi cần thiết để hổ trợ, giúp đỡ người khác vì thế mà nhận được nhiều đồng thuận mới, giao tiếp mới. Sự hình thành của đồng thuận mới, giao tiếp mới đã tạo cho người dân cũng như con em Thành Tiến dù làm việc ở bất cứ nơi đâu cũng được yêu mến và quý trọng.

Đề án sát nhập thôn của UBND xã Thành tiến được xây dựng trên các văn bản quy định của Bộ nội vụ , của tỉnh, của huyện là phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.Thôn 6 gắn với tên làng Vân Sơn xã Thành Tiến đã có từ lâu đời, có tổng diện tích đất tự nhiên: 161,3 ha, cư dân được bố trí ven chân đồi Vân và đồi Chùa, có trục đường 516b chạy qua rất thuận tiện cho việc lưu thông, với 208 hộ và 914 nhân khẩu. Với thế mạnh của đất rừng, chăn nuôi, sản xuất ngành nghề, dịch vụ, lao động việc làm, thu nhập bình quân của thôn 6 đã tăng lên đáng kẻ từ 26,9 triệu đồng năm 2016 lên 33,4 triệu đồng năm 2017.Là một trong những thôn đã phát huy văn hóa truyền thống trong văn hóa làng với văn hóa hiện đại, bằng những hoạt động thiết thực “Đền ơn, đáp nghĩa” nhân dân đã bàn bạc, cùng nhau đóng góp xây dựng Nhà bia tưởng niệm những bậc tiền bối khai sơn ra Ấp Bầu, Đồi Chùa và các anh hùng Liệt trùng tu, sữa chữa, nâng cấp Nghè thờ danh tướng Hoàng Đình Ái để nhân dân thưc hiện nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng tại cộng đồng dân cư.

Thôn 7 gắn với tên làng Thành Lương xã Thành Tiến đã có từ lâu đời, có tổng diện tích đất tự nhiên: 60,92 ha, cư dân được bố trí ven chân đồi Dâu và đồi Miễu, với 43 hộ và 167 nhân khẩu. Với thế mạnh của chăn nuôi, sản xuất ngành nghề, dịch vụ, lao động việc làm, thu nhập bình quân của thôn 7 năm 2017 là 30,4 triệu đồng. Là một trong những thôn đã phát huy văn hóa truyền thống giữ gìn thuần phong mỹ tục, cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Là một trong 3 thôn của huyện Thạch Thành được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng công nhận làng văn hóa cấp tỉnh.

Sáp nhập thôn 6(208 hộ, 914 người, diện tích 153,9 ha) và thôn 7(43 hộ, 167 người, diện tích 45,28 ha) để thành lập thôn mới, tên là thôn Vân Lương (sáp nhập 02 thôn).

- Thôn Vân Lương mới hay là ( thôn Vân Lương) có 251 hộ, 1081 người, diện tích 199,18 ha;

- Vị trí địa lý: Đông và Nam giáp xã Thành Long huyện Thạch Thành; Tây giáp xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc; Bắc giáp thôn 5 xã Thành Tiến huyện Thạch Thành.

Việc sát nhập thôn 6 và thôn 7 thành thôn Vân Lương để tạo ra điều kiện thuận lợi, nguồn lực mới trong cộng đồng dân cư.Muốn đạt được những kỳ vọng lớn cũng như khả năng tích hợp thành nguồn lực lớn, công tác cán bộ, ban công tác mặt trận của thôn Vân Lương mới cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ, năng lực quản lý, điều hành và công tác tuyên truyền, vận động cũng phải được nâng cao. Cử tri và nhân dân xã Thành Tiến kỳ vọng vào những đổi mới sau khi có quyết định của cơ quan Nhà nước.

SÁT NHẬP THÔN

Đăng lúc: 13/01/2018 00:00:00 (GMT+7)

TRONG THÁNG 12

IMAG1024.jpg
NHÀ VĂN HÓA LÀNG THÀNH LƯƠNG


SÁT NHẬP THÔN ĐỂ TẠO RA SỨC MẠNH TỔNG HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Nguyễn Huy Tinh

Ngày 18 tháng 9 năm 2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3507/ QĐ/UBND kèm theo Đề án Sát nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh hóa với nguyên tắc: Sáp nhập thôn, tổ dân phố để làm giảm số lượng thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách; góp phần giảm chi ngân sách; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Sáp nhập thôn, tổ dân phố phải phù hợp với thực trạng, đặc điểm, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc của mỗi địa phương; đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; khuyến khích sáp nhập các thôn để thành lập thôn, tổ dân phố mới mà trước đây là làng truyền thống ở các địa phương.

Quá trình sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố phải theo đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng; điều hành của chính quyền các cấp; hướng dẫn, triển khai của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện thống nhất với kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức Chi bộ, Ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ở thôn, tổ dân phố.

Ngày 20 tháng 11 năm 2017, UBND huyện Thạch Thành đã có công văn số 1227/UBND-NV Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương trong huyện thực hiện sát nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện.

Căn cứ vào tiêu chí quy định tại thông tưSố: 04/2012/TT-BN, ngày 31 tháng 08 năm 2012của Bộ nội vụ quy định:

Việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau:

Quy mô số hộ gia đình:

Đối với thôn: Ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 100 hộ gia đình trở lên;

Đối với tổ dân phố: Ở vùng đồng bằng phải có từ 250 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 150 hộ gia đình trở lên.

Trong những năm qua, hoạt động của thôn trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả tích cực, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Cấp uỷ đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, xây dựng và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương; phòng chống và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác tổ chức, hoạt động của thôn, tổ dân phố cũng còn nhiều tồn tại, bất cập, quy mô thôn nhỏ làm phát sinh tổ chức, tạo đầu mối, tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách, gây áp lực chi ngân sách địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Chi bộ, Chi hội, Đoàn thể, khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Thành Tiến là một xã trung du của huyện Thạch Thành, có tổng diện tích đất tự nhiên:831,15 ha; tổng số hộ 969 hộ và 4111 nhân khẩu; có 35 người hoạt động không chuyên trách; gồm có 7 thôn được gắn với tên làng truyền thống là:Thành Văn (Thôn 1); Thành Thọ (Thôn 2), Thành Hùng (Thôn 3), Thọ Liêu (Thôn 4), An Tiến (Thôn 5), Vân Sơn (Thôn 6), Thành Lương (Thôn 7).

Trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị, các tên gọi của tổ chức Đảng là chi bộ 1, chi bộ 2, chi bộ 3, chi bộ 4, chi bộ 5, chi bộ 6, chi bộ 7 thuộc Đảng bộ xã Thành Tiến.

Các hoạt động quản lý điều hành của chính quyền và thực hiện thủ tục hành chính được gọi theo số thứ tự xắp xếp từ thôn 1 đến thôn 7 đã gắn với tên làng.

Trong giao lưu nhân dân Thành Tiến có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tạo ra những thuận lợi cần thiết để hổ trợ, giúp đỡ người khác vì thế mà nhận được nhiều đồng thuận mới, giao tiếp mới. Sự hình thành của đồng thuận mới, giao tiếp mới đã tạo cho người dân cũng như con em Thành Tiến dù làm việc ở bất cứ nơi đâu cũng được yêu mến và quý trọng.

Đề án sát nhập thôn của UBND xã Thành tiến được xây dựng trên các văn bản quy định của Bộ nội vụ , của tỉnh, của huyện là phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.Thôn 6 gắn với tên làng Vân Sơn xã Thành Tiến đã có từ lâu đời, có tổng diện tích đất tự nhiên: 161,3 ha, cư dân được bố trí ven chân đồi Vân và đồi Chùa, có trục đường 516b chạy qua rất thuận tiện cho việc lưu thông, với 208 hộ và 914 nhân khẩu. Với thế mạnh của đất rừng, chăn nuôi, sản xuất ngành nghề, dịch vụ, lao động việc làm, thu nhập bình quân của thôn 6 đã tăng lên đáng kẻ từ 26,9 triệu đồng năm 2016 lên 33,4 triệu đồng năm 2017.Là một trong những thôn đã phát huy văn hóa truyền thống trong văn hóa làng với văn hóa hiện đại, bằng những hoạt động thiết thực “Đền ơn, đáp nghĩa” nhân dân đã bàn bạc, cùng nhau đóng góp xây dựng Nhà bia tưởng niệm những bậc tiền bối khai sơn ra Ấp Bầu, Đồi Chùa và các anh hùng Liệt trùng tu, sữa chữa, nâng cấp Nghè thờ danh tướng Hoàng Đình Ái để nhân dân thưc hiện nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng tại cộng đồng dân cư.

Thôn 7 gắn với tên làng Thành Lương xã Thành Tiến đã có từ lâu đời, có tổng diện tích đất tự nhiên: 60,92 ha, cư dân được bố trí ven chân đồi Dâu và đồi Miễu, với 43 hộ và 167 nhân khẩu. Với thế mạnh của chăn nuôi, sản xuất ngành nghề, dịch vụ, lao động việc làm, thu nhập bình quân của thôn 7 năm 2017 là 30,4 triệu đồng. Là một trong những thôn đã phát huy văn hóa truyền thống giữ gìn thuần phong mỹ tục, cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Là một trong 3 thôn của huyện Thạch Thành được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng công nhận làng văn hóa cấp tỉnh.

Sáp nhập thôn 6(208 hộ, 914 người, diện tích 153,9 ha) và thôn 7(43 hộ, 167 người, diện tích 45,28 ha) để thành lập thôn mới, tên là thôn Vân Lương (sáp nhập 02 thôn).

- Thôn Vân Lương mới hay là ( thôn Vân Lương) có 251 hộ, 1081 người, diện tích 199,18 ha;

- Vị trí địa lý: Đông và Nam giáp xã Thành Long huyện Thạch Thành; Tây giáp xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc; Bắc giáp thôn 5 xã Thành Tiến huyện Thạch Thành.

Việc sát nhập thôn 6 và thôn 7 thành thôn Vân Lương để tạo ra điều kiện thuận lợi, nguồn lực mới trong cộng đồng dân cư.Muốn đạt được những kỳ vọng lớn cũng như khả năng tích hợp thành nguồn lực lớn, công tác cán bộ, ban công tác mặt trận của thôn Vân Lương mới cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ, năng lực quản lý, điều hành và công tác tuyên truyền, vận động cũng phải được nâng cao. Cử tri và nhân dân xã Thành Tiến kỳ vọng vào những đổi mới sau khi có quyết định của cơ quan Nhà nước.

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC