Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
128709

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THÀNH (10/11/1945 - 10/11/2023)

Ngày 07/11/2023 07:37:36

HUYỆN ỦY THẠCH THÀNH

BAN TUYÊN GIÁO

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thạch Thành, ngày 31 tháng 10 năm 2023

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN

(10/11/1945 - 10/11/2023)

Thạch Thành là địa phương giàu truyền thống yêu nước, từng là căn cứ kháng Pháp của nghĩa quân Tống Duy Tân. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhất là từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, mảnh đất"thiên thời, địa lợi, nhân hòa"đã được các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Thạch Thành kế tiếp nhau chung sức, đồng lòng, cần cù sáng tạo trong lao động, kiên cường, dũng cảm sát cánh cùng Nhân dân cả nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Tháng 6/1925, trên cơ sở hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở các lớp huấn luyện cán bộ về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản. Những cán bộ sau khi được huấn luyện đã về nước truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản vào cuối năm 1929, đầu năm 1930. Sau đó, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc các tổ chức cộng sản đã hợp nhất lại với nhau để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Lúc này, phong trào cách mạng của nhân dân Thanh Hóa đã bắt gặp được tư tưởng cách mạng của Đảng và nhanh chóng được giác ngộ. Tháng 7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá được thành lập, đề ra chủ trương phát triển mạnh mẽ các tổ chức cơ sở Đảng trong tỉnh, tiến tới thành lập các chi bộ Đảng cơ sở. Đồng thời không ngừng xây dựng các tổ chức công hội, nông hội đỏ để tập hợp quần chúng đấu tranh.

Ngày 16/4/1934, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, Chi bộ ghép Thạch Thành - Vĩnh Lộc được thành lập, gồm 5 đảng viên. Từ đây thông qua vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã thấm dần vào các tầng lớp Nhân dân huyện Thạch Thành, biến thành sức mạnh to lớn vùng lên đạp đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến.

Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng của nước ta. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã chủ trương chuyển hướng hoạt động chống lại sự khủng bố của địch, xúc tiến thành lập mặt trận phản đế và các hội phản đế cứu quốc. Tháng 9/1940, Tỉnh uỷ phân công đồng chí Trần Tiến Quân về Thạch Thành để thành lập mặt trận phản đế cứu quốc và phổ biến tinh thân hội nghị Trung ương VI, thành lập các tổ chức thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc… Phong trào cách mạng Thạch Thành nhờ chuyển hướng kịp thời nên đã tránh được các đợt khủng bố lớn của địch và vẫn được duy trì. Đường dây liên lạc với các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thiệu Hoá được chắp nối và phát triển rộng. Tháng 6/1941, Hội nghị đại biểu Đảng bộ Tỉnh tại Phong Cốc đã quyết định chọn Ngọc Trạo (Thạch Thành) để xây dựng chiến khu. Quyết định này thể hiện sự vận dụng sáng tạo nghị quyết hội nghị Trung ương VIII của Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng). Ngày 19/9/1941 tại hang Treo, Đội du kích Chiến khu Ngọc Trạo được thành lập, gồm 21 đội viên. Sự ra đời và phát triển của Chiến khu Ngọc Trạo được coi là sự kiện nổi bật của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá. Đây là cuộc tập dượt bước đầu, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho sự ra đời của lực lượng quân chủ lực. Đồng thời, tạo ra được một đội ngũ cán bộ kinh qua rèn luyện, thử thách, đáp ứng cho phong trào cách mạng ở các địa phương của tỉnh, của huyện Thạch Thành sau này.

Ngày 17/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa huyện Thạch Thành thành lập để thực hiện lệnh khởi nghĩa của Trung ương. Đêm ngày 18, rạng ngày 19/8/1945 cùng với đồng bào cả nước nhân dân 11 tổng trong huyện Thạch Thành đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi và hầu như không đổ máu.

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ. Hưởng ứng phong trào hướng vào miền Nam, Mặt trận Việt Minh và Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Thạch Thành đã tổ chức mít-tinh lớn. Sau đó biến thành cuộc tuần hành. Từng đoàn người tỏa về các địa phương, vừa đi vừa hô khẩu hiệu. Nhiều thanh niên đã tình nguyện ghi tên tham gia quân giải phóng để vào Nam chiến đấu. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, yêu cầu cấp bách đặt ra đối với huyện Thạch Thành lúc này là phải có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giành và giữ chính quyền.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, ngày 10/11/1945 đồng chí Đặng Văn Hỷ - Tỉnh ủy viên đã về Thạch Thành tổ chức Hội nghị kết nạp đảng viên mới và thành lập Huyện ủy lâm thời gồm 07 đồng chí: Phạm Văn Giản, Phạm Văn Dởn, Phạm Văn Cận, Nguyễn Trí Đạo, Bùi Văn Ngữ (hội Chí), Tôn Thị Tố (Tố Vân), Ngô Du (Ký Du). Đồng chí Phạm Văn Giản được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy lâm thời. Hội nghị được tổ chức tại nhà đồng chí Ngô Du (Ký Du) xã Thành Kim nay là thị trấn Kim Tân. Đảng bộ huyện Thạch Thành rađời là một mốc son đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân trong huyện. Từ đây, nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Nhân dân Thạch Thành được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp thống nhất của Đảng bộ huyện.

Từ đầu năm 1946, thực hiện đường lối kháng chiến kiến quốc của Trung ương và chủ trương của Huyện ủy, các tổ chức Đảng và hệ thống chính quyền, đoàn thể trong huyện đã được tăng cường và củng cố vững chắc. Huyện uỷ đã dựa vào khối đoàn kết toàn dân xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền non trẻ, xây dựng hệ thống chính trị như mặt trận Việt Minh, các tổ chức quần chúng cứu quốc của huyện. Tập trung lãnh đạo các nhiệm vụ cấp bách nhằm cụ thể hoá lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch “Chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm”. Toàn huyện đã phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân đẩy mạnh trồng lúa, trồng rau màu ngắn ngày để cứu đói, vận động giúp đỡ nhau với tinh thần hữu ái giai cấp, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Mở các lớp bình dân học vụ để người biết chữ dạy người chưa biết. Ngày 06/01/1946, cùng với đồng bào cả nước, cử tri Thạch Thành lần đầu tiên được cầm lá phiếu để bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của mình đã nô thức tham gia bầu cử Quốc hội (tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 97%, có nhiều xã cử tri đi bầu đạt 100%).

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã trắng trợn phá hoại các thỏa thuận đã ký kết. Trước các bước leo thang quân sự của Pháp, đêm ngày 19/12/1946, Hồ Chủ Tịch và Trung ương Đảng đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến với tinh thần“Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong không khí khẩn trương, bộn bề của những ngày đầu kháng chiến, tháng 2/1947, Đảng bộ huyện Thạch Thành đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I. Tham dự Đại hôi có khoảng 50 đại biểu đại diện cho khoảng 100 đảng viên. Đại hội biểu thị quyết tâm hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng, của Hồ Chủ tịch, kiểm điểm vai trò của Đảng bộ từ khi thành lập đến nay và ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của Đảng bộ, quyết tâm thực hiện chiến lược cách mạng lâu dài của Đảng đề ra. Bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá mới, đồng chí Phạm Văn Dởn được bầu làm Bí thư.

Trong cuộc trường kỳ kháng chiến, Thạch Thành đã sát cánh cùng đồng bào cả tỉnh, cả nước xây dựng hậu phương vững mạnh, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho chiến trường. Đến năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh tổng động viên nhân lực, vật lực cho kháng chiến. Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã nêu quyết tâm “Quyết chiến, quyết thắng để bảo vệ Thanh Hoá - Hậu phương quan trọng của cả ba chiến trường Bắc bộ, Lào và Bình - Trị - Thiên”. Để thực hiện quyết tâm của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã lập ra Uỷ ban kháng chiến từ huyện đến cơ sở, động viên nhân dân tham gia mua công trái kháng chiến, phát động tuần lễ nuôi quân, mùa đông binh sĩ… Huy động hàng chục đợt dân công ngắn và dài ngày đi phục vụ chiến dịch Hà - Nam - Ninh. Để bảo vệ thành quả cách mạng, nhân dân các dân tộc trong huyện đã đảm nhận hàng vạn đồng bào đến sơ tán, che chở cho các cơ quan Trung ương và Hà Nội những ngày kháng chiến, khai thác hàng vạn m3 gỗ, củi cho Hà Nội và vùng than Quảng Ninh. Trong chiến dịch đông xuân (1953-1954) hàng nghìn con em ưu tú của Thạch Thành đã tham gia vệ quốc đoàn và lực lượng dân quân hoả tuyến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp viện cho chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, xoá bỏ ách xâm lược thống trị của thực dân Pháp.

Từ Cách mạng Tháng Tám đến chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành đã trải qua chặng đường 9 năm đầy hy sinh, gian khổ, chiến đấu anh dũng, giành được thắng lợi vẻ vang. Đảng bộ huyện từ 7 đồng chí lúc mới thành lập đã phát triển lên đến 495 đảng viên.

Sau khi Pháp thất bại, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Mỹ đã nhảy vào mưu toan biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Đảng bộ và nhân dân trong huyện lại cùng nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược“Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc”. Từ năm 1955-1960 Đảng bộ đã lãnh đạo công cuộc khôi phục kinh tế (1955-1958) và cải tạo XHCN (1958-1960), thực hiện cách mạng dân chủ, tiến hành cải cách ruộng đất. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V, Huyện uỷ Thạch Thành đã chủ trương đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá đi đôi thuỷ lợi hoá. Đến cuối năm 1965, toàn huyện đã xây dựng được 195 hợp tác xã, trong đó 117 hợp tác xã bậc cao, 7 hợp tác xã trong huyện đạt danh hiệu hợp tác x㠓Đại phong”. Phong trào đắp đê, làm thuỷ lợi được phát động mạnh mẽ, mở đầu là đắp 23km đê sông Bưởi, ra quân xây dựng công trình đập Đồng Ngư - công trình có ý nghĩa lịch sử, chính trị và kinh tế của huyện. Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá miền núi huyện nhà đã đón hàng chục ngàn đồng bào ở các huyện Hoằng Hoá, Thiệu Hoá đến định cư xen ghép ở hầu hết các xã trong huyện. Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, nền kinh tế - văn hoá huyện nhà phát triển mạnh mẽ, vụ mùa năm 1965 giành thắng lợi lớn dẫn đầu toàn tỉnh về công tác lương thực, được nhận bằng khen của uỷ ban hành chính tỉnh.

Năm 1964, Đế quốc Mỹ leo thang ném bom phá hoại miền bắc, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân chuyển từ thời bình sang thời chiến, toàn huyện dấy lên cao trào chống Mỹ, vừa sản xuất, vừa chiến đấu với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đường 12B trở thành huyết mạch giao thông Bắc - Nam; cầu Cổ Tế, các xã Thành Vân, Thành Kim, Thành Hưng, Thạch Long… trở thành trọng điểm bắn phá của địch. Quân và dân Thạch Thành lại chắc tay súng ngày đêm bắn trả máy bay địch, bắt địch phải đền tội. Cả huyện hừng hực khí thế đánh Mỹ và thắng Mỹ, các phong trào “Ba sẵn sàng” trong thanh niên, “Ba đảm đang” trong phụ nữ được liên tục phát động mạnh mẽ. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất, những cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ, điển hình 5 tấn/ha đã xuất hiện ở Thành Hưng, Thành Vân… Các phong trào lai giống mới, nuôi bèo hoa dâu, phát triển chăn nuôi, làm thuỷ lợi… đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực hiện khẩu hiệu“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Thạch Thành đã chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, hàng nghìn thanh niên trai tráng đã hăng hái lên đường tòng quân nhập ngũ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cả huyện lưu luyến tiễn đưa tiểu đoàn Ngọc Trạo mang truyền thống quê hương chiến khu cách mạng lên đường vượt dãy Trường Sơn vào Nam chiến đấu vì mục tiêu thống nhất đất nước.

Trong thành tích chung của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành rất tự hào với những đóng góp của mình. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và 2 cuộc chiến tranh biên giới (Tây Nam, Phía Bắc), hàng ngàn thanh niên các dân tộc trong huyện đã hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, 1.759 người con ưu tú đã hy sinh, 881 thương binh đã để lại một phần xương máu của mình ở chiến trường vì nền độc lập tự do của dân tộc. Toàn huyện có 139 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý Mẹ Việt Nam anh hùng; 6 người con ưu tú của Thạch Thành được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; 9.759 tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân chương kháng chiến, 257 huân chương chiến công, 5.763 huân chương giải phóng, 5.947 huân chương chiến sỹ vẻ vang, 512 dũng sỹ diệt Mỹ. Để ghi nhận những đóng góp to lớn đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng cho Đảng bộ và Nhân dân huyện Thạch Thành và 4 xã Ngọc Trạo, Thành Hưng, Thạch Long, Thành Vân, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Đất nước thống nhất, cả nước cùng thực hiện nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ huyện Thạch Thành(đến ngày 26/8/1977 hợp nhất với huyện Vĩnh Lộc thành Đảng bộ huyện Vĩnh Thạch)đã động viên nhân dân phát huy truyền thống anh dũng trong kháng chiến, khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn kết, nhất trí, tập trung khai thác, phát huy các các tiểm năng, lợi thế và tận dụng các thế mạnh của từng địa phương, để bố trí cơ cấu kinh tế, tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trên địa bàn toàn huyện. Sau 05 năm hợp nhất với huyện Vĩnh Lộc thành huyện Vĩnh Thạch, ngày 14/9/1982, huyện Thạch Thành được tái lập và đi vào hoạt động.

Những ngày đầu mới tái lập, huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: điểm xuất phát kinh tế thấp; kết cấu hạ tầng xuống cấp và thiếu đồng bộ. Song, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp, tạo điều kiện của MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở xác định đúng chiến lược phát triển và bước đi phù hợp, Đảng bộ huyện Thạch Thành đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp thành các Nghị quyết chuyên đề, lần lượt thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đến XXIV. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ đã tập trung lãnh, chỉ đạo quyết liệt, vận dụng linh hoạt sáng tạo các chủ trương, chính sách của Trung ương và của Tỉnh, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và từng người dân, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực và tạo dựng cho Thạch Thành một diện mạo mới. Đến nay, toàn huyện có 10 xã về đích nông thôn mới (trong đó có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao).

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, nhất là những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của Đại dịch Covid-19… Tuy nhiên, với những giải pháp phù hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sự nỗ lực, đoàn kết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, huyện Thạch Thành đã đạt được những thành quả toàn diện trên các lĩnh vực, đã có 24/27 chỉ tiêu đạt trên 50% mục tiêu nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt mục tiêu cả nhiệm kỳ, 16 chỉ tiêu đạt trên 50% mục tiêu Nghị quyết.

Một số chỉ tiêu nổi bật như: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 7,12%/năm, xếp thứ 13 toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2023 ước đạt 51,12 triệu đồng, xếp thứ 17 toàn tỉnh; thu ngân sách luôn vượt dự toán và tăng trưởng cao, tỷ lệ tăng thu ngân sách hàng năm đạt 75% (vượt mục tiêu Nghị quyết); tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021-2023 đạt 64,06% so với mục tiêu nghị quyết, đứng thứ 14/27 huyện, thị xã, thành phố, đứng đầu 11 huyện miền núi; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đến nay đạt 109,56% so với mục tiêu nghị quyết; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt 2,45%, có 13 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao (tăng 11 sản phẩm so với năm 2020); tỷ lệ xã, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chí kiểu mẫu đạt 25,80%; tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự 82,40%; tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm luôn đạt trên 80%.

Đặc biệt, huyện đã dành nguồn lực triển khai nhiều dự án trọng điểm, tạo bước đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội; chương trình trọng tâm phát triển du lịch đạt được nhiều kết quả nổi bật: số lượng khách giai đoạn ước đạt 2021-2023 đạt 175.100 lượt người, doanh thu ước đạt 116,2 tỷ đồng, nhiều dự án trọng điểm đã được triển khai như: Dự án bảo vệ tài nguyên, môi trường, du lịch tại Thác Mây xã Thạch Lâm, dự án xây dựng Thiền Viện Tịnh Lạc, thị trấn Vân Du (155.85 tỷ đồng), dự án khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng xã Thành Minh (610.6 tỷ đồng)...

Trải qua 78 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện Thạch Thành từ 7 đảng viên lúc mới thành lập đã phát triển lên 51 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 25 đảng bộ xã, thị trấn, 08 đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp và 18 chi bộ trực thuộc) với trên 8000 đảng viên. Ghi nhận những thành tích đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thạch Thành trong thời gian qua, nhiều tập thể, cá nhân trong huyện đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành từ Trung ương đến tỉnh trao tặng cờ thi đua, danh hiệu và các phần thưởng cao quý khác.

Nhìn lại chặng đường 78 năm qua kể từ khi thành lập, Đảng bộ và chính quyền Nhân dân trong huyện rất đỗi tự hào, phấn khởi trước những thành tựu cùng sự đổi thay toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực. Có được kết quả đó, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thạch Thành vô cùng biết ơn Đảng quang vinh, biết ơn vô hạn công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Trong những năm tới, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Chiến khu Ngọc Trạo và những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện thần thứ XXV, phấn đấu xây dựng huyện nông thôn mới, trở thành đơn vị dẫn đầu các huyện miền núi trong tỉnh vào năm 2025.

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THÀNH (10/11/1945 - 10/11/2023)

Đăng lúc: 07/11/2023 07:37:36 (GMT+7)

HUYỆN ỦY THẠCH THÀNH

BAN TUYÊN GIÁO

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thạch Thành, ngày 31 tháng 10 năm 2023

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN

(10/11/1945 - 10/11/2023)

Thạch Thành là địa phương giàu truyền thống yêu nước, từng là căn cứ kháng Pháp của nghĩa quân Tống Duy Tân. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhất là từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, mảnh đất"thiên thời, địa lợi, nhân hòa"đã được các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân Thạch Thành kế tiếp nhau chung sức, đồng lòng, cần cù sáng tạo trong lao động, kiên cường, dũng cảm sát cánh cùng Nhân dân cả nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Tháng 6/1925, trên cơ sở hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở các lớp huấn luyện cán bộ về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức chuẩn bị cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản. Những cán bộ sau khi được huấn luyện đã về nước truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin thúc đẩy phong trào yêu nước và phong trào công nhân, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản vào cuối năm 1929, đầu năm 1930. Sau đó, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc các tổ chức cộng sản đã hợp nhất lại với nhau để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Lúc này, phong trào cách mạng của nhân dân Thanh Hóa đã bắt gặp được tư tưởng cách mạng của Đảng và nhanh chóng được giác ngộ. Tháng 7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá được thành lập, đề ra chủ trương phát triển mạnh mẽ các tổ chức cơ sở Đảng trong tỉnh, tiến tới thành lập các chi bộ Đảng cơ sở. Đồng thời không ngừng xây dựng các tổ chức công hội, nông hội đỏ để tập hợp quần chúng đấu tranh.

Ngày 16/4/1934, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá, Chi bộ ghép Thạch Thành - Vĩnh Lộc được thành lập, gồm 5 đảng viên. Từ đây thông qua vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng, đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã thấm dần vào các tầng lớp Nhân dân huyện Thạch Thành, biến thành sức mạnh to lớn vùng lên đạp đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến.

Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng của nước ta. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ đã chủ trương chuyển hướng hoạt động chống lại sự khủng bố của địch, xúc tiến thành lập mặt trận phản đế và các hội phản đế cứu quốc. Tháng 9/1940, Tỉnh uỷ phân công đồng chí Trần Tiến Quân về Thạch Thành để thành lập mặt trận phản đế cứu quốc và phổ biến tinh thân hội nghị Trung ương VI, thành lập các tổ chức thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc… Phong trào cách mạng Thạch Thành nhờ chuyển hướng kịp thời nên đã tránh được các đợt khủng bố lớn của địch và vẫn được duy trì. Đường dây liên lạc với các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thiệu Hoá được chắp nối và phát triển rộng. Tháng 6/1941, Hội nghị đại biểu Đảng bộ Tỉnh tại Phong Cốc đã quyết định chọn Ngọc Trạo (Thạch Thành) để xây dựng chiến khu. Quyết định này thể hiện sự vận dụng sáng tạo nghị quyết hội nghị Trung ương VIII của Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng). Ngày 19/9/1941 tại hang Treo, Đội du kích Chiến khu Ngọc Trạo được thành lập, gồm 21 đội viên. Sự ra đời và phát triển của Chiến khu Ngọc Trạo được coi là sự kiện nổi bật của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá. Đây là cuộc tập dượt bước đầu, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho sự ra đời của lực lượng quân chủ lực. Đồng thời, tạo ra được một đội ngũ cán bộ kinh qua rèn luyện, thử thách, đáp ứng cho phong trào cách mạng ở các địa phương của tỉnh, của huyện Thạch Thành sau này.

Ngày 17/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa huyện Thạch Thành thành lập để thực hiện lệnh khởi nghĩa của Trung ương. Đêm ngày 18, rạng ngày 19/8/1945 cùng với đồng bào cả nước nhân dân 11 tổng trong huyện Thạch Thành đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi và hầu như không đổ máu.

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ. Hưởng ứng phong trào hướng vào miền Nam, Mặt trận Việt Minh và Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Thạch Thành đã tổ chức mít-tinh lớn. Sau đó biến thành cuộc tuần hành. Từng đoàn người tỏa về các địa phương, vừa đi vừa hô khẩu hiệu. Nhiều thanh niên đã tình nguyện ghi tên tham gia quân giải phóng để vào Nam chiến đấu. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, yêu cầu cấp bách đặt ra đối với huyện Thạch Thành lúc này là phải có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh giành và giữ chính quyền.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, ngày 10/11/1945 đồng chí Đặng Văn Hỷ - Tỉnh ủy viên đã về Thạch Thành tổ chức Hội nghị kết nạp đảng viên mới và thành lập Huyện ủy lâm thời gồm 07 đồng chí: Phạm Văn Giản, Phạm Văn Dởn, Phạm Văn Cận, Nguyễn Trí Đạo, Bùi Văn Ngữ (hội Chí), Tôn Thị Tố (Tố Vân), Ngô Du (Ký Du). Đồng chí Phạm Văn Giản được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy lâm thời. Hội nghị được tổ chức tại nhà đồng chí Ngô Du (Ký Du) xã Thành Kim nay là thị trấn Kim Tân. Đảng bộ huyện Thạch Thành rađời là một mốc son đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân trong huyện. Từ đây, nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Nhân dân Thạch Thành được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp thống nhất của Đảng bộ huyện.

Từ đầu năm 1946, thực hiện đường lối kháng chiến kiến quốc của Trung ương và chủ trương của Huyện ủy, các tổ chức Đảng và hệ thống chính quyền, đoàn thể trong huyện đã được tăng cường và củng cố vững chắc. Huyện uỷ đã dựa vào khối đoàn kết toàn dân xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền non trẻ, xây dựng hệ thống chính trị như mặt trận Việt Minh, các tổ chức quần chúng cứu quốc của huyện. Tập trung lãnh đạo các nhiệm vụ cấp bách nhằm cụ thể hoá lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch “Chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm”. Toàn huyện đã phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân đẩy mạnh trồng lúa, trồng rau màu ngắn ngày để cứu đói, vận động giúp đỡ nhau với tinh thần hữu ái giai cấp, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Mở các lớp bình dân học vụ để người biết chữ dạy người chưa biết. Ngày 06/01/1946, cùng với đồng bào cả nước, cử tri Thạch Thành lần đầu tiên được cầm lá phiếu để bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của mình đã nô thức tham gia bầu cử Quốc hội (tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 97%, có nhiều xã cử tri đi bầu đạt 100%).

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã trắng trợn phá hoại các thỏa thuận đã ký kết. Trước các bước leo thang quân sự của Pháp, đêm ngày 19/12/1946, Hồ Chủ Tịch và Trung ương Đảng đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến với tinh thần“Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong không khí khẩn trương, bộn bề của những ngày đầu kháng chiến, tháng 2/1947, Đảng bộ huyện Thạch Thành đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I. Tham dự Đại hôi có khoảng 50 đại biểu đại diện cho khoảng 100 đảng viên. Đại hội biểu thị quyết tâm hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng, của Hồ Chủ tịch, kiểm điểm vai trò của Đảng bộ từ khi thành lập đến nay và ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của Đảng bộ, quyết tâm thực hiện chiến lược cách mạng lâu dài của Đảng đề ra. Bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá mới, đồng chí Phạm Văn Dởn được bầu làm Bí thư.

Trong cuộc trường kỳ kháng chiến, Thạch Thành đã sát cánh cùng đồng bào cả tỉnh, cả nước xây dựng hậu phương vững mạnh, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho chiến trường. Đến năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh tổng động viên nhân lực, vật lực cho kháng chiến. Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã nêu quyết tâm “Quyết chiến, quyết thắng để bảo vệ Thanh Hoá - Hậu phương quan trọng của cả ba chiến trường Bắc bộ, Lào và Bình - Trị - Thiên”. Để thực hiện quyết tâm của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã lập ra Uỷ ban kháng chiến từ huyện đến cơ sở, động viên nhân dân tham gia mua công trái kháng chiến, phát động tuần lễ nuôi quân, mùa đông binh sĩ… Huy động hàng chục đợt dân công ngắn và dài ngày đi phục vụ chiến dịch Hà - Nam - Ninh. Để bảo vệ thành quả cách mạng, nhân dân các dân tộc trong huyện đã đảm nhận hàng vạn đồng bào đến sơ tán, che chở cho các cơ quan Trung ương và Hà Nội những ngày kháng chiến, khai thác hàng vạn m3 gỗ, củi cho Hà Nội và vùng than Quảng Ninh. Trong chiến dịch đông xuân (1953-1954) hàng nghìn con em ưu tú của Thạch Thành đã tham gia vệ quốc đoàn và lực lượng dân quân hoả tuyến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp viện cho chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, xoá bỏ ách xâm lược thống trị của thực dân Pháp.

Từ Cách mạng Tháng Tám đến chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành đã trải qua chặng đường 9 năm đầy hy sinh, gian khổ, chiến đấu anh dũng, giành được thắng lợi vẻ vang. Đảng bộ huyện từ 7 đồng chí lúc mới thành lập đã phát triển lên đến 495 đảng viên.

Sau khi Pháp thất bại, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Mỹ đã nhảy vào mưu toan biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới. Đảng bộ và nhân dân trong huyện lại cùng nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược“Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc”. Từ năm 1955-1960 Đảng bộ đã lãnh đạo công cuộc khôi phục kinh tế (1955-1958) và cải tạo XHCN (1958-1960), thực hiện cách mạng dân chủ, tiến hành cải cách ruộng đất. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V, Huyện uỷ Thạch Thành đã chủ trương đẩy mạnh phong trào hợp tác hoá đi đôi thuỷ lợi hoá. Đến cuối năm 1965, toàn huyện đã xây dựng được 195 hợp tác xã, trong đó 117 hợp tác xã bậc cao, 7 hợp tác xã trong huyện đạt danh hiệu hợp tác x㠓Đại phong”. Phong trào đắp đê, làm thuỷ lợi được phát động mạnh mẽ, mở đầu là đắp 23km đê sông Bưởi, ra quân xây dựng công trình đập Đồng Ngư - công trình có ý nghĩa lịch sử, chính trị và kinh tế của huyện. Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá miền núi huyện nhà đã đón hàng chục ngàn đồng bào ở các huyện Hoằng Hoá, Thiệu Hoá đến định cư xen ghép ở hầu hết các xã trong huyện. Được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, nền kinh tế - văn hoá huyện nhà phát triển mạnh mẽ, vụ mùa năm 1965 giành thắng lợi lớn dẫn đầu toàn tỉnh về công tác lương thực, được nhận bằng khen của uỷ ban hành chính tỉnh.

Năm 1964, Đế quốc Mỹ leo thang ném bom phá hoại miền bắc, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân chuyển từ thời bình sang thời chiến, toàn huyện dấy lên cao trào chống Mỹ, vừa sản xuất, vừa chiến đấu với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đường 12B trở thành huyết mạch giao thông Bắc - Nam; cầu Cổ Tế, các xã Thành Vân, Thành Kim, Thành Hưng, Thạch Long… trở thành trọng điểm bắn phá của địch. Quân và dân Thạch Thành lại chắc tay súng ngày đêm bắn trả máy bay địch, bắt địch phải đền tội. Cả huyện hừng hực khí thế đánh Mỹ và thắng Mỹ, các phong trào “Ba sẵn sàng” trong thanh niên, “Ba đảm đang” trong phụ nữ được liên tục phát động mạnh mẽ. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản xuất, những cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ, điển hình 5 tấn/ha đã xuất hiện ở Thành Hưng, Thành Vân… Các phong trào lai giống mới, nuôi bèo hoa dâu, phát triển chăn nuôi, làm thuỷ lợi… đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực hiện khẩu hiệu“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, Thạch Thành đã chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, hàng nghìn thanh niên trai tráng đã hăng hái lên đường tòng quân nhập ngũ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cả huyện lưu luyến tiễn đưa tiểu đoàn Ngọc Trạo mang truyền thống quê hương chiến khu cách mạng lên đường vượt dãy Trường Sơn vào Nam chiến đấu vì mục tiêu thống nhất đất nước.

Trong thành tích chung của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành rất tự hào với những đóng góp của mình. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và 2 cuộc chiến tranh biên giới (Tây Nam, Phía Bắc), hàng ngàn thanh niên các dân tộc trong huyện đã hăng hái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, 1.759 người con ưu tú đã hy sinh, 881 thương binh đã để lại một phần xương máu của mình ở chiến trường vì nền độc lập tự do của dân tộc. Toàn huyện có 139 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý Mẹ Việt Nam anh hùng; 6 người con ưu tú của Thạch Thành được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; 9.759 tập thể, cá nhân được tặng thưởng huân chương kháng chiến, 257 huân chương chiến công, 5.763 huân chương giải phóng, 5.947 huân chương chiến sỹ vẻ vang, 512 dũng sỹ diệt Mỹ. Để ghi nhận những đóng góp to lớn đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng cho Đảng bộ và Nhân dân huyện Thạch Thành và 4 xã Ngọc Trạo, Thành Hưng, Thạch Long, Thành Vân, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Đất nước thống nhất, cả nước cùng thực hiện nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ huyện Thạch Thành(đến ngày 26/8/1977 hợp nhất với huyện Vĩnh Lộc thành Đảng bộ huyện Vĩnh Thạch)đã động viên nhân dân phát huy truyền thống anh dũng trong kháng chiến, khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn kết, nhất trí, tập trung khai thác, phát huy các các tiểm năng, lợi thế và tận dụng các thế mạnh của từng địa phương, để bố trí cơ cấu kinh tế, tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trên địa bàn toàn huyện. Sau 05 năm hợp nhất với huyện Vĩnh Lộc thành huyện Vĩnh Thạch, ngày 14/9/1982, huyện Thạch Thành được tái lập và đi vào hoạt động.

Những ngày đầu mới tái lập, huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: điểm xuất phát kinh tế thấp; kết cấu hạ tầng xuống cấp và thiếu đồng bộ. Song, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp, tạo điều kiện của MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở xác định đúng chiến lược phát triển và bước đi phù hợp, Đảng bộ huyện Thạch Thành đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp thành các Nghị quyết chuyên đề, lần lượt thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đến XXIV. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ đã tập trung lãnh, chỉ đạo quyết liệt, vận dụng linh hoạt sáng tạo các chủ trương, chính sách của Trung ương và của Tỉnh, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và từng người dân, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực và tạo dựng cho Thạch Thành một diện mạo mới. Đến nay, toàn huyện có 10 xã về đích nông thôn mới (trong đó có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao).

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, nhất là những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của Đại dịch Covid-19… Tuy nhiên, với những giải pháp phù hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sự nỗ lực, đoàn kết của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, huyện Thạch Thành đã đạt được những thành quả toàn diện trên các lĩnh vực, đã có 24/27 chỉ tiêu đạt trên 50% mục tiêu nghị quyết Đại hội đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt mục tiêu cả nhiệm kỳ, 16 chỉ tiêu đạt trên 50% mục tiêu Nghị quyết.

Một số chỉ tiêu nổi bật như: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 7,12%/năm, xếp thứ 13 toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2023 ước đạt 51,12 triệu đồng, xếp thứ 17 toàn tỉnh; thu ngân sách luôn vượt dự toán và tăng trưởng cao, tỷ lệ tăng thu ngân sách hàng năm đạt 75% (vượt mục tiêu Nghị quyết); tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2021-2023 đạt 64,06% so với mục tiêu nghị quyết, đứng thứ 14/27 huyện, thị xã, thành phố, đứng đầu 11 huyện miền núi; sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đến nay đạt 109,56% so với mục tiêu nghị quyết; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt 2,45%, có 13 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao (tăng 11 sản phẩm so với năm 2020); tỷ lệ xã, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chí kiểu mẫu đạt 25,80%; tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự 82,40%; tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm luôn đạt trên 80%.

Đặc biệt, huyện đã dành nguồn lực triển khai nhiều dự án trọng điểm, tạo bước đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội; chương trình trọng tâm phát triển du lịch đạt được nhiều kết quả nổi bật: số lượng khách giai đoạn ước đạt 2021-2023 đạt 175.100 lượt người, doanh thu ước đạt 116,2 tỷ đồng, nhiều dự án trọng điểm đã được triển khai như: Dự án bảo vệ tài nguyên, môi trường, du lịch tại Thác Mây xã Thạch Lâm, dự án xây dựng Thiền Viện Tịnh Lạc, thị trấn Vân Du (155.85 tỷ đồng), dự án khu du lịch và nghỉ dưỡng sinh thái suối khoáng nóng xã Thành Minh (610.6 tỷ đồng)...

Trải qua 78 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ huyện Thạch Thành từ 7 đảng viên lúc mới thành lập đã phát triển lên 51 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 25 đảng bộ xã, thị trấn, 08 đảng bộ cơ quan, doanh nghiệp và 18 chi bộ trực thuộc) với trên 8000 đảng viên. Ghi nhận những thành tích đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thạch Thành trong thời gian qua, nhiều tập thể, cá nhân trong huyện đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành từ Trung ương đến tỉnh trao tặng cờ thi đua, danh hiệu và các phần thưởng cao quý khác.

Nhìn lại chặng đường 78 năm qua kể từ khi thành lập, Đảng bộ và chính quyền Nhân dân trong huyện rất đỗi tự hào, phấn khởi trước những thành tựu cùng sự đổi thay toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực. Có được kết quả đó, Đảng bộ và Nhân dân huyện Thạch Thành vô cùng biết ơn Đảng quang vinh, biết ơn vô hạn công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Trong những năm tới, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Chiến khu Ngọc Trạo và những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện thần thứ XXV, phấn đấu xây dựng huyện nông thôn mới, trở thành đơn vị dẫn đầu các huyện miền núi trong tỉnh vào năm 2025.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC